Giới thiệu đôi nét về thiết bị máy bộ đàm ngày nay cho bạn cái nhìn thích hợp lựa chọn khi mua sắm.
Trong những điều kiện nhất định, máy bộ đàm đã chứng minh được tầm quan trọng của nó. Đã nghe về máy bộ đàm nhiều nhưng các bạn đã biết rõ về thiết bị bộ đàm chưa? Sau đây sẽ là những thông tin tổng quan về máy bộ đàm mà chúng tôi tổng hợp được. Hãy cùng xem qua nhé!
Khái niệm và phân loại máy bộ đàm
Máy bộ đàm là tên gọi phổ biến để chỉ thiết bị liên lạc thoại thu phát vô tuyến 2 chiều. Đặc điểm của thiết bị này là luôn có phím “Nhấn để nói” PTT cho bạn liên lạc tức thì. Bộ đàm có chức năng phục vụ liên lạc thoại giữa 1 máy với 1 hoặc nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến.
Về phân loại thì có nhiều cách phân loại bộ đàm:
– Theo công nghệ : kỹ thuật tương tự hoặc kỹ thuật số (là xu hướng hiện nay)
– Theo mức độ kết nối: trungking, thông thường, IP site connect
– Theo khu vực hoạt động : Trên bộ, hàng hải, hàng không…
– Theo tính cơ động có : Cầm tay, Lưu động và Trạm cố định
– Theo tần số có MF/ HF, VHF, UHF
Dù có nhiều cách phân loại nhưng theo xu hướng thị trường bộ đàm hiện nay, người mua và người bán thường phân loại theo tính cơ động của nó là chủ yếu. Có 3 loại bộ đàm theo tính cơ động:
Bộ đàm trạm cố định: Một dạng máy trạm đặc biệt là Bộ lặp (repeater) giúp tăng cự ly liên lạc cho các thiết bị bộ đàm Cầm tay và cả Lưu động, Trạm cố định. Có công suất phát từ 40W – 150W và có ăng ten lắp trên cột cao, thường lắp ở các trạm điều hành.
Máy bộ đàm lưu động: Thường có công suất 25W hay 40W-50W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, xe tải, tàu thuyền… Có ăng ten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.
Máy bộ đàm cầm tay: Bộ đàm cầm tay thường có công suất không quá 5W và dùng pin sạc được. Là loại mà bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng.
Máy bộ đàm dùng cho ai
Trước đây, thiết bị chỉ chuyên dùng trong quân sự nhưng ngày nay, bộ đàm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhờ tính khả dụng, đáp ứng đàm thoại khi chỉ cần bấm nói thả nghe. Cụ thể, các công ty đơn vị sau thường dùng bộ đàm cho việc liên lạc:
– Nhà ga, cảng hàng không, máy bay và dịch vụ mặt đất
– Lực lượng vũ trang, công an, quân đội
– Lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ
– Các khu công viên, nhà hàng, khách sạn, cao ốc
– Các công trường xây dựng, nhà máy, cảng biển
– Các công ty kinh doanh vận tải, Taxi
– Các công ty Dịch vụ bảo vệ
Các cửa hàng chuyên bán máy bộ đàm cho hay, khách hàng của họ thường ưa chuộng bo dam ky thuat so motorola của hãng motorola nhất.
Phụ kiện bộ đàm gồm những gì?
Vì bộ đàm cầm tay là loại được sử dụng chủ yếu trên thị trường nên trong khuôn khổ bài viết có giới hạn, chúng tôi xin được phép giới thiệu một số phụ kiện thông dụng của bộ đàm cầm tay:
Tai nghe bộ đàm
Thường thì người dùng sử dụng tai nghe áp sát hoặc loại nhét vào lỗ tai trong những môi trường ồn ào và không muốn những người xung quanh nghe thấy.
Microphone
Khi bạn cần âm lượng lớn và chuyên nghiệp thì nên sử dụng Microphone. Phụ kiện này được gọi là micro kiểu cầu vai, cho phép người dùng gọi mà không cần lấy máy ra khỏi thắt lưng của họ. Loại này có nhiều kiểu và kích cỡ gồm một đầu cắm vào cổng âm thanh của bộ đàm và kẹp vào cầu vai, túi áo, cổ áo hoặc trên của người sử dụng. Thường thì bộ đàm kỹ thuật số motorola tương thích với nhiều dòng micro nhất nhưng nó sẽ hoạt động tốt hơn khi sử dụng tổ hợp loa của hãng.
Ăng ten
Hiệu suất ăng ten là một yếu tố quan trọng trong khoảng cách và vùng phủ sóng của các tín hiệu vô tuyến và nó được thiết kế để gửi và nhận các tín hiệu vô tuyến.
Có 2 loại ăng ten cho máy bộ đàm đó là ăng ten ngắn, ăng ten cắt. Loại ăng ten ngắn được sử dụng nhiều hơn vì nó chỉ dài khoảng 10cm thuận tiện sử dụng thoải mái mà không vướng víu. Loại ăng ten cắt được sử dụng ít hơn bởi tính chất chuyên nghiệp của nó. Khi dùng loại này, bạn cần phải kiểm tra tần số sẽ sử dụng và điều chỉnh độ dài ăng ten theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để có đặc tính tốt nhất.
Xem thêm: sử dụng bộ đàm đúng cách kéo dài tuổi thọ
Pin
Tất nhiên rồi, pin là phụ kiện quan trọng nhất. Có 3 loại pin chủ yếu là Lithium-Ion (Li-Ion), nickel metal hydride (Ni-MH) và nickel cadmium (Ni-Cd). Trong đó, nhỏ gọn nhẹ nhất là pin Li-Ion. Nặng nhất và lớn nhất là Pin Ni-Cd.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bộ đàm mà chúng tôi đã tổng hợp được, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. Nếu có nhu cầu trang bị bộ đàm cho cơ quan bạn xin hãy tham khảo một số mẫu máy bộ đàm của chúng tôi trên trungtamvienthong.com hoặc bạn chỉ cần để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên lạc lại.