Hỗ trợ

Khách hàng

Tiêu Chuẩn ATEX – Máy Bộ Đàm Chống Cháy Nổ

Tiêu Chuẩn ATEX – Máy Bộ Đàm Chống Cháy Nổ

Ngày nay máy bộ đàm rất thông dụng cho việc liên lạc của rất nhiều đơn vị. Trong đó có các ngành nghề hoạt động trong môi trường đặc thù như khai thác khí gas, khí đốt, xăng, dầu, và các chất dễ cháy khác,… Việc sử dụng máy bộ đàm chống cháy nổ đạt tiêu chuẩn ATEX để liên lạc trong các môi trường như vậy là không thể thiếu. Vậy tiêu chuẩn chống cháy nổ bộ đàm ATEX là gì và phân biệt hàng thật giả thế nào? Bạn hãy xem qua bài viết này nhé.

Máy bộ đàm chống cháy nổ ATEX và các tiêu chuẩn:

Motorola là đơn vị dẫn đầu về các dòng máy bộ đàm chống cháy nổ với rất nhiều chủng loại giành cho nhiều môi trường làm việc khác nhau, đáp ứng được tất cả các yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn cho người sử dụng và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của sóng bộ đàm Motorola đến thiết bị trong nhà máy hoặc môi trường dầu khí.

chuẩn chống cháy nổ cho bộ đàm atex

Ví dụ: Trong môi trường Dầu khí quy định rất khắt khe cho thiết bị và có nhiều mức khác nhau như sau:
Bộ đàm sử dụng chu vi bên ngoài giàn khoan (hoạt động bề mặt) phải đạt tiêu chuẩn FM: GP328 IS, GP338 IS. Và bộ đàm đạt tiêu chuẩn UL: Motorola XiR P6600i TIAMotorola XiR P6620i TIA

Bộ đàm sử dụng bên trong dàn khoan (sử dụng trong vùng) phải đạt tiêu chuẩn ATEX: Motorola XiR P8600, Motorola XiR P8608 hoặc Motorola XiR P8620, Motorola XiR P8628, Motorola XiR P8660, Motorola XiR P8668, Motorola R7.

Tiêu chuẩn ATEX về kiểm soát phòng chống cháy nổ | Thiết bị đạt chuẩn chống nổ

ký hiệu chuẩn atex

Tìm hiểu về chuẩn phòng chống cháy nổ, các tiêu chuẩn hiện hành cũng như chi tiết về các cấp độ phòng chống cháy nổ,…Máy bộ đàm chống cháy nổ đạt chuẩn ATEX hiện có trên thị trường,…

ATEX (ATmospheres EXplosive)

1. Chỉ dẫn ATEX

Giúp các thiết bị bộ đàm và hệ thống bảo vệ “ATEX” được thương mại tự do trong khối châu  – EU bằng cách loại bỏ các thử nghiệm riêng lẻ và tài liệu do mỗi quốc gia thành viên quy định, gồm 02 chỉ dẫn EU quy định về kiểm soát phòng nổ:

Chỉ dẫn 94/9/EC (còn gọi là “ATEX 95″ hay “Chỉ dẫn ATEX thiết bị”) dành cho nhà sản xuất, đề cập tới các thiết bị bộ đàm và hệ thống bảo vệ dự định sử dụng trong khí quyển gây nổ.

Chỉ dẫn 99/92/EC (còn gọi là “ATEX 137″ hay “Chỉ dẫn ATEX khu vực làm việc”) dành cho người sử dụng thiết bị, đề cập tới các yêu cầu tối thiểu về sức khoẻ và an toàn lao động của người vận hành trong rủi ro từ khí quyển gây cháy nổ.

2. Tiêu chuẩn phòng cháy nổ thường thấy trên máy bộ đàm.

Ví dụ: Trên nhãn thiết bị có ghi là:

ký hiệu chuẩn atex

II 3 D 135 °C IP67

(“ATEX 95 group II category 3D (for dust), zone 22”)

Đạt tiêu chuẩn phòng nổ ATEX 95

Nhóm thiết bị: Nhóm II – hoạt động bề mặt

Mục thiết bị: Mục 3 – sử dụng trong Vùng 2 và 22

+ Vùng 2: Chu kỳ xuất hiện của chất gây cháy để gây nổ Khí: Nếu có thì chỉ xuất hiện 1 thời gian ngắn

+ Vùng 22: Chu kỳ xuất hiện của chất gây cháy để gây nổ Bụi: Nếu có thì chỉ xuất hiện 1 thời gian ngắn

Mức độ bảo vệ thiết bị EPL: tăng cường an toàn (nâng hệ số)

Giới hạn nhiệt độ bề mặt tối đa trước khi Khí / Bụi có thể xâm nhập trong trường hợp máy bị lỗi / hư hỏng: T4 = 135 °C

Mức bảo vệ động cơ: IP67 (Kín bụi và có thể ngâm tạm thời trong nước trong vòng 30 phút dưới độ sâu 01 mét)

Giờ ta sẽ tìm hiểu thêm về Chuẩn bảo vệ IP chống bụi và chống nước:

chuẩn ip chống bụi và chống nước

Nhãn chỉ dẫn:
Nhãn CE: Chứng nhận EU cho thiết bị bộ đàm

CE

Nhãn ATEX: Chứng nhận thiết bị bộ đàm được sử dụng trong khí quyển gây nổ

ký hiệu chuẩn atex

 

3. Vùng khí quyển gây cháy nổ bởi Khí và Bụi:

Vùng khí quyển gây cháy nổ bởi Khí và Bụi

G = Khí (Gas)

D = Bụi (Dust)

Vùng khí quyển:

Vùng 0, 1, 2: cho Khí

Vùng 20, 21, 22 cho Bụi

Mức độ nguy hiểm giảm dần theo thứ tự: Vùng 0 và 20 → Vùng 1 và 21 → Vùng 2 và 22

Nhóm thiết bị bộ dàm dùng cho môi trường dễ cháy nổ được quy định như sau:

I: khai thác mỏ.

II: hoạt động bề mặt.

Mục thiết bị quy định:

Mục 1: các thiết bị sử dụng trong Vùng 0 và 20

Mục 2: các thiết bị sử dụng trong Vùng 1 và 21

Mục 3: các thiết bị sử dụng trong Vùng 2 và 22

Mục M1: các thiết bị sử dụng trong khai thác mỏ, tương thích Vùng 0 và 1 (Có thể tiếp tục chạy khi xuất hiện khí Methane)

Mục M2: các thiết bị sử dụng trong khai thác mỏ, tương thích Vùng 2 (Phải dừng chạy thiết bị khi xuất hiện khí Methane)

Nhóm tác nhân gây cháy nổ (chỉ áp dụng cho khu vực có nguy cơ cháy nổ Khí):

I = Methane (khai thác mỏ)

IIA = khí như là Propane

IIB = khí như là Ethylene

IIC = nhóm nguy hiểm nhất (ví dụ: Hydrogen)

Phân Vùng và mức độ bảo vệ thiết bị EPL (Equipment Protection Level) theo ATEX 95 và IEC 60079-0:

phân vùng và mức độ bảo vệ thiết bị EPL

Cách phân biệt bộ đàm chống cháy nổ thật và giả trên thị trường:

Hiện nay các máy bộ đàm chống cháy nổ đã có tem QR code để xác nhận hàng thật và hàng giả. Bạn có thể tham khảo ” Quét mã QR chống hàng giả bộ đàm Motorola” để có thể biết được cách chống mua nhầm hàng giả bạn nhé.

**************************************************

Tham khảo thêm:

Hoặc bạn có thể tham khảo các dòng máy bộ đàm chống cháy nổ Motorola bạn nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham gia fanpage của chúng tôi để cùng trao đổi các tiêu chuẩn chống cháy nổ bạn nhé. Hoặc có thể liên hệ 0914 133 489 – Linh để tư vấn cho bạn nhé.

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!
Scroll to Top