Trạm chuyển tiếp tín hiệu cần lắp anten cao bao nhiêu?
Trạm chuyển tiếp tín hiệu cần lắp anten cao bao nhiêu? Trạm chuyển tiếp tín hiệu bộ đàm phục vụ cho công việc. Bạn muốn máy bộ đàm của bạn có thể đi xa? Bạn đang bối rối không biết cần lắp trụ anten cao bao nhiêu để đáp ứng cho công việc? Liệu lắp trạm chuyển tiếp tín hiệu có khó khăn hay không? Để giải đáp các thắc mắc đó, Trung Tâm Viễn Thông sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết sau.
Trạm chuyển tiếp tín hiệu bộ đàm là gì?
Trạm chuyển tiếp tín hiệu bộ đàm có chức năng chuyển tín hiệu máy bộ đàm cầm tay hoặc máy bộ đàm gắn xe để phát tín hiệu đến người nhận ở khoảng cách xa. Thông thường máy bộ đàm cầm tay có công suất phát 4W – 5W, máy bộ đàm gắn xe có công suất phát 25W – 45W. Với công suất phát đó thì khoảng cách liên lạc không được xa.
Về cự ly liên lạc còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Công suất phát của máy bộ đàm, chiều cao gắn anten, độ lợi của anten và môi trường xung quanh (đồng bằng, đồi núi, các nhà cao tầng, biển, cảng,…)
Trạm chuyển tiếp có công suất phát từ 40W – 100W. Thông thường sử dụng công suất phát của trạm chuyển tiếp tín hiệu bộ đàm từ 40W – 100W. Như đã nói ở trên, công suất phát cũng chỉ là một trong 3 yếu tố để tăng cự ly liên lạc.
Các loại trạm chuyển tiếp thường dùng ở Việt Nam:
Trạm chuyển tiếp tín hiệu bộ đàm Motorola
Trạm chuyển tiếp tín hiệu cần lắp anten cao bao nhiêu là phù hợp cho cự ly liên lạc:
Theo như phân tích ở trên thì chúng ta có thể hiểu chiều cao anten càng cao thì cự ly liên lạc càng xa. Độ lợi của anten càng lớn thì anten đó thu và phát tín hiệu càng tốt.
Thông thường anten phát tín hiệu có góc ngẩng khoảng 60°. Chúng ta có thể tính độ cao lắp anten dựa vào định lý này:
Theo như hình, chúng ta có các cạnh tương ứng như sau:
- Cạnh a (AB): chiều cao anten.
- Cạnh b (AC): khoảng cách cần liên lạc
Khoảng cách liên lạc thì chúng ta đã có. VD như: Công ty cần máy bộ đàm liên lạc với bán kính 10km => Cạnh b = 10km
Trạm chuyển tiếp tín hiệu cần lắp anten cao bao nhiêu? Chúng ta, tính độ cao anten với các công thức sau:
Tan B = b/a => a = b/tan B = 10/tan 60° = 10/ √3 = 5.7735026919 m
Công thức này chỉ đáp ứng cho 2 máy cầm tay có công suất tương đương nhau. Nhưng trên thực tế công suất tại máy trạm chuyển tiếp cao hơn gấp 10 – 20 lần công suất máy phát bộ đàm cầm tay. Và độ lợi của anten làm cho tín hiệu thu và phát tốt (anten decibel DB404, DB408,…), nên phải nhân 5 cho kết quả.
=> Độ cao anten tầm 25 – 30m để máy bộ đàm cầm tay liên lạc ổn định đáp ứng cự ly 10km (Cách tính toán này mang tính chất tham khảo, do phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác)
Việc lắp trạm chuyển tiếp tín hiệu có khó khăn hay không?
Việc lắp trạm chuyển tiếp không có khó khăn. Chỉ cần có độ cao lắp anten phù hợp và trang bị máy bộ đàm, anten, bộ chuyển tiếp tín hiệu tốt và chính hãng, là có thể đáp ứng được khoảng cách liên lạc.
Nếu như không có độ cao phù hợp thì chúng ta có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật số để kết nối IP, sử dụng các trạm có độ cao thấp để lắp anten. Nhưng sẽ tốn chi phí cho nhiều trạm.
Cần lưu ý khi lắp trạm chuyển tiếp:
Lựa chọn loại anten phù hợp:
Ngoài độ cao, loại anten cũng quan trọng. Anten có thể là loại định hướng (directional) hoặc loại phát xung quanh (omnidirectional). Loại định hướng thường được sử dụng để tập trung tín hiệu vào một hướng cụ thể, trong khi loại phát xung quanh phù hợp cho việc liên lạc đa hướng.
Chọn địa điểm lắp đặt:
Ngoài độ cao, địa điểm lắp đặt cũng cần xem xét. Nếu có thể, lắp anten trên một địa điểm cao với tầm nhìn rộng để tránh các vật cản như cây cối hoặc tòa nhà. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa phạm vi liên lạc.
Xem xét môi trường xung quanh:
Môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của anten. Nếu bạn đang sử dụng trong một vùng đồi núi, bạn có thể cần đặt anten ở độ cao cao hơn để vượt qua địa hình. Trong các môi trường nhiễu sóng cao như khu đô thị, anten có khả năng chống nhiễu có thể được ưu tiên.
Sử dụng các công cụ đo đạc:
Trước khi quyết định độ cao cụ thể, nên sử dụng các công cụ đo đạc như GPS hoặc các thiết bị đo khoảng cách để xác định khoảng cách chính xác cần thiết.
Kiểm tra quy định pháp lý:
Trước khi lắp đặt anten cao, hãy kiểm tra các quy định và pháp lý liên quan đến việc xây dựng và sử dụng anten. Có thể cần phải có giấy phép từ cơ quan quản lý.
Bảo trì và kiểm tra định kỳ:
Anten cần được bảo trì và kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng nó vẫn hoạt động tốt. Sự kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm và khắc phục các vấn đề kỹ thuật.
Sử dụng thiết bị chất lượng: Chọn lựa thiết bị chất lượng cao để đảm bảo hiệu suất tốt và độ tin cậy trong việc liên lạc.
**********************************
Tham khảo thêm:
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật và sản phầm. Vui lòng liên hệ 0914 133 489 – Mr Linh
Hoặc bạn có thể tham khảo fanpage của chúng tôi để cùng trao đổi các giải pháp cho khuôn viên liên lạc của bạn nhé.