Hỗ trợ

Khách hàng

1 cách kiểm tra và đánh giá máy bộ đàm phù hợp trong nhà máy sản xuất

Kiểm tra và đánh giá máy bộ đàm phù hợp trong nhà máy sản xuất có chất nguy hiểm

Có một công ty chuyên sản xuất các loại đá và gạch tại Việt Nam. Tuy nghe sơ qua thì việc sản xuất không dính gì đến các chất nguy hiểm cả. Nhưng chỉ có người trong ngành sản xuất ngành đá và gạch thì họ mới nắm rõ môi trường sản xuất của mình có nguy hiểm hay không? Công ty Thế Kỷ đã rất hân hạnh khảo sát, tìm hiểu và chọn dòng máy bộ đàm phù hợp cho khách hàng. Vậy việc kiểm tra và đánh giá máy bộ đàm phù hợp trong nhà máy như thế nào? Chúng ta cùng xem qua bài viết này nhé.

Nhà máy sản xuất đá thạch anh

Trao đổi và nắm bắt thông tin, nhu cầu của khách hàng

Đây là vấn đề thiết yếu và sơ đẳng nhất. Phải biết lắng nghe khách hàng cần những gì và hỏi các thông tin về môi trường xung quanh của khách khi dùng máy bộ đàm. Ví dụ như: môi trường có quá nhiều tiếng ồn hay không, khoảng cách liên lạc xa nhất trong nhà máy là bao nhiêu, nhà máy có quá nhiều vật cản hay không, và đặc biệt là nhà máy có sản xuất có các chất dễ cháy hay khí dễ cháy hay không?

Trao đổi và nắm bắt thông tin nhu cầu khách hàng

Qua quá trình trao đổi và lắng nghe khách hàng, công ty Thế Kỷ đã nắm được cá thông tin trên. Rất may là đã hỏi khách hàng các thông tin ấy, nên đã biết được là trong quá trình sản xuất có liên quan đến các chất và khí dễ cháy. Tuy khuôn viên nhà máy không quá lớn nhưng vật cản cũng khá nhiều. Ngoài ra trong nhà máy sản xuất có các phòng kín

Xác định các chất trong quá trình sản xuất của nhà máy

Các loại nguyên vật liệu hoá chất sử dụng trong nhà máy

  • Anhydrit maleic (AM)  (Đây là một chất rắn không màu hoặc trắng có mùi chất, đây là hợp chất không dễ xảy ra cháy nổ)
  •  Axit phtalic (AP) (Đây là một axit dicarboxylic thơm, cũng là dạng chất không dễ xảy ra cháy nổ)
  •  Diethylene glycol (DEG) (Đây là là một hợp chất hữu cơ, nó có thể trộn lẫn trong nước, rượu, ether, acetone và ethylene glycol -> là một trong các chất dễ gây cháy nổ, khi trộn với rượu)
  •  Propylene glycol (PG) (PG là một sản phẩm tổng hợp thu được từ quá trình hydrat oxit propylen, có nguồn gốc từ các sản phẩm dầu mỏ -> có khả năng gây cháy nổ)
  •  Styrene (là một chất lỏng nhờn không màu hay vàng nhạt, dễ cháy, dễ bay hơi và có mùi ngọt, với nồng độ cao có mùi khó chịu hơn)
  •  Axeton (Axeton là một chất lỏng dễ cháy, không màu)
  •  Nhựa polyester không no (sản phẩm của nhà máy) (là một loại nhựa nhiệt rắn)

Từ các hợp chất trên, thì có thể xác định có một số chất là chất dễ gây ra cháy nổ. Chính vì vậy, phải chọn các dòng máy bộ đàm chống cháy nổ, đặc biệt là trong các phòng kín. Ngoài ra, các chất này thì các loại máy bộ đàm đạt chuẩn chống cháy nổ theo tiêu chuẩn UL (TIA-4950) là đủ tiêu chuẩn đáp ứng được mà không cần phải dùng đến bộ đàm chống cháy nổ đạt tiêu chuẩn EX. Lý do tại sao thì một lát mình sẽ nói đến nhé. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu máy bộ đàm chống cháy nổ theo tiêu chuẩn UL (TIA-4950) đạt được các yêu cầu nào.

Xác định các chất

Tiêu chuẩn chống cháy nổ UL (TIA-4950) của máy bộ đàm:

Division 1: Locations where ignitable gas/vapor/liquid/dust are present continously or some of the time under normal operating conditions

Phân khu 1: Các vị trí có khí/hơi/chất lỏng/bụi dễ cháy liên tục hoặc thỉnh thoảng trong điều kiện hoạt động bình thường

Class I Gas Groups: Groups C, D / Nhóm khí loại I: Nhóm C, D

– Group C: Ethylene and equivalent gas groups / Nhóm C: Ethylene và các nhóm khí tương đương

– Group D: Methane and equivalent gas groups / – Nhóm D: Metan và các nhóm khí tương đương

Class II Dust Groups: Groups E, F, G / Nhóm bụi loại II: Nhóm E, F, G

– Group E – Conductive dust (mechanical – factories, recyclers) / – Nhóm E – Bụi dẫn điện (cơ khí – nhà máy, tái chế)

– Group F – Combustible carbon dust (charcoal & coke dust) – above ground only / – Nhóm F – Bụi carbon dễ cháy (bụi than và than cốc) – chỉ trên mặt đất

– Group G – Grain dust / – Nhóm G – Bụi hạt

Class III Fibers has no sub-groups / Sợi loại III không có phân nhóm

Như các bạn có thể thấy, mình có tô đậm các thành phần tiêu chuẩn chống cháy nổ đáp ứng được phòng nổ khi dùng trong môi trường của nhà máy trên. Tuy nhiên, có rất nhiều loại máy bộ đàm chống cháy nổ trên thị trường đạt tiêu chuẩn UL. Nhưng có loại máy chống cháy nổ còn đạt thêm tiêu chuẩn HAZLOC CLASSIFICATION. Vậy HAZLOC CLASSIFICATION là gì?

Kiểm tra và đánh giá máy bộ đàm phù hợp trong nhà máy

HAZLOC CLASSIFICATION:

Hazardous locations can be found in many industries, including refineries, fuel storage facilities, chemical plants, grain elevators and plastics processing plants. The National Electrical Code (NEC) NFPA 70 defines hazardous locations as areas “where fire or explosion hazards may exist due to flammable gases or vapors, flammable liquids, combustible dust, or ignitable fibers or flyings.

Các vị trí nguy hiểm có thể được tìm thấy trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm nhà máy lọc dầu, cơ sở lưu trữ nhiên liệu, nhà máy hóa chất, máy vận chuyển ngũ cốc và nhà máy chế biến nhựa. Bộ luật Điện Quốc gia (NEC) NFPA 70 định nghĩa các vị trí nguy hiểm là những khu vực “có thể tồn tại nguy cơ cháy hoặc nổ do khí hoặc hơi dễ cháy, chất lỏng dễ cháy, bụi dễ cháy hoặc sợi dễ bắt lửa hoặc vật thể bay.

Dòng máy đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy nổ trên

Có thêm tiêu chuẩn này thì máy bộ đàm chống cháy nổ càng được đảm bảo khi dùng trong môi trường trên. Để đảm bảo chống cháy nổ trong nhà máy sản xuất các khí trên thì sử dụng máy bộ đàm cầm tay Motorola P6620i TIA, Motorola P8600i TIA, Motorola P8660i TIA. Các hãng khác không thể đáp ứng được vì không đảm bảo tiêu chuẩn chống cháy nổ nghiêm ngặt như HAZLOC CLASSIFICATION.

Tại sao lại không dùng dòng máy bộ đàm chống cháy nổ đạt tiêu chuẩn EX?

Máy bộ đàm có tiêu chuẩn phòng nổ đạt chuẩn EX có giá thành rất cao, và tiêu chuẩn này đặc biệt rất nghiêm ngặt. Chính vì vậy có công suất phát chỉ 1W, dẫn đến cự ly liên lạc rất thấp. Các dòng máy chống cháy nổ chuẩn EX chỉ nên sử dụng trong các nơi đặc biệt cực kỳ nguy hiểm và khoảng cách liên lạc không quá xa. Chính vì lẽ đó mà chúng ta chọn các dòng máy đạt tiêu chuẩn phòng nổ UL, mà cũng có thể đáp ứng được yêu cầu của khác hàng.

Quyết định chọn dòng máy nào?

Qua sự phân tích trên và giá cả của thiết bị có thể đáp ứng được kinh phí của khách hàng. Khách hàng đã chọn dòng máy bộ đàm chống cháy nổ Motorola XiR P6620i với băng tần UHF. Ngoài ra, chính sách bảo hành và sự hỗ trợ nhiệt tình của hãng Motorola, nguồn gốc là thương hiệu Mỹ, sản xuất tại nhà máy đặt ở Malaysia. Nên khách rất thích, đánh giá cao, và đặt niềm tin an toàn vào máy bộ đàm chống cháy nổ Motorola.

Lựa chọn máy bộ đàm chống cháy nổ Motorola XiR P6620i

Các tài liệu tham khảo khác:

Máy bộ đàm chống cháy nổ là gì? Và cách chọn nó như thế nào? – Bài viết này giúp bạn có cái nhìn tổng quan để chọn lựa dòng máy bộ đàm chống cháy nổ phù hợp.

Máy bộ đàm cho các khu vực nguy hiểm – Máy bộ đàm chống cháy nổ – Bài viết này giúp bạn có cái nhìn sơ bộ về các hãng máy bộ đàm chống cháy nổ

Top 5 Máy Bộ Đàm Chống Cháy Nổ Motorola Tốt Nhất Hiện Nay – Giới thiệu cho người đọc về 5 sản phẩm máy bộ đàm của Motorola có khả năng chống cháy nổ, đáp ứng được nhu cầu an toàn của các ngành công nghiệp như mỏ đá, dầu khí, hóa chất, sản xuất, xây dựng, năng lượng

Hoặc bạn có thể tham gia fanpage cùng chúng tôi để thường xuyên cập nhật tin tức và các sự kiện chuyên ngành về máy bộ đàm bạn nhé

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!
Scroll to Top