Tìm hiểu về GMDSS – Bộ đàm GMDSS
Thiết bị bộ đàm GMDSS giúp ta liên lạc cứu trợ khi ở trên biển, cần sự trợ giúp của các tàu xung quanh. Bài viết này sẽ cho chúng ta cùng tìm hiểu về GMDSS và loại bộ đàm GMDSS tiêu biểu bạn nhé.
GMDSS: Phát báo nạn từ tàu tới bờ, Phát và thu tín hiệu cấp cứu từ tàu tới tàu, Phát và thu tín hiệu cấp cứu từ bờ đến tàu, Liên lạc phối hợp tìm cứu (bờ – bờ), Liên lạc tại hiện trường tìm cứu (tàu –tàu), Phát và thu tín hiệu định vị, Phát và thu các thông tin an toàn hàng hải (MSI), Liên lạc thông thường, Liên lạc giữa các tàu (tàu – tàu).
1. Giới thiệu tổng quát:
– Năm 1979 tổ chức Hàng Hải quốc tế (International Maritime Organization -IMO) đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Hội nghị này thông qua công ước về tìm kiếm và cứu nạn trên biển – SAR 1979. Với mục đích là thành lập một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển, Hội nghị đã yêu cầu phát triển một hệ thống thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu với những quy định bắt buộc về thông tin liên lạc để giúp cho công tác tìm kiếm và cứu nạn đạt hiệu quả cao nhất.
Cùng với sự phối hợp của các tổ chức quốc tế khác như Liên minh viễn thông quốc tế ITU, Tổ chức Inmarsat, hệ thống vệ tinh tìm kiếm cứu nạn COSPASS- SARSAT… đến năm 1988 một hệ thống thông tin đã được các nước thành viên IMO, trong đó Việt Nam là một thành viên đầy đủ, thông qua dưới dạng sửa đổi và bổ sung Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS- 74 và được gọi là SOLAS – 74/88, khai sinh ra Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System – GMDSS).
– Theo quy định của IMO thì bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 1999 tất cả các tàu khách, tàu hàng có dung tải 300GT trở lên đóng mới sau ngày 1 tháng 2 năm 1995 chạy tuyến quốc tế phải hoàn toàn trang bị hệ thống GMDSS.
2. Quy ước phân chia dãy tần số:
3. Chức năng của hệ thống GMDSS:
– Phát báo nạn từ tàu tới bờ.
– Phát và thu tín hiệu cấp cứu từ tàu tới tàu.
– Phát và thu tín hiệu cấp cứu từ bờ đến tàu.
– Liên lạc phối hợp tìm cứu (bờ – bờ).
– Liên lạc tại hiện trường tìm cứu (tàu –tàu).
– Phát và thu tín hiệu định vị.
– Phát và thu các thôngng tin an toàn hàng hải (MSI).
– Liên lạc thông thường.
– Liên lạc giữa các tàu (tàu – tàu).
4. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động:
– Mạng lưới quốc gia và quốc tế (1).
– Các trạm mặt đất và các đầu mối trung tâm kiểm soát địa phương (2).
– Các trung tâm phối hợp cứu nạn (3).
– Hệ thống INMARSAT (4) và COSPAS SARSAT (5).
– Các trạm MF, HF và VHF bờ biển (6).
– Các dịch vụ tìm kiếm và cứu nạn (7).
– Các thiết bị trên tàu (MF,HF,VHF,NAVTEX,EPIRP,SART).
– Các tàu hàng hải ở gần tàu bị nạn (10)
5. Giải thích nguyên lý hoạt động:
Giả sử có một con tàu (11) trên biển lâm nạn, đầu tiên từ tàu các tín hiệu cấp cứu lập tức được thuyền trưởng tàu bị nạn truyền phát đi thông qua các thiết bị vô tuyến trên tàu, đồng thời tín hiệu đó cũng sẽ được hệ thống EPIRB (8) tự động phát đi (nếu tàu chẳng may bị đắm). Ngay lập tức tín hiệu này sẽ được INMARSAT (4), COSPAS SARSAT (5) cùng các tàu hành hải lân cận (10) và các trạm HF, MF, VHF (6) trên bờ gần đó tiếp nhận.
Đến lượt mình, hệ thống INMARSAT, COSPAS SARSAT và các tàu lân cận lập tức truyền phát tín hiệu cấp cứu mà mình tiếp nhận được về các trạm mặt đất (2) và các trung tâm kiếm soát địa phương (3) và tất cả các tàu hành hải lân cận (10). Các tàu lân cận còn có nhiệm vụ truyền phát lại các thông tin này vào không trung cho tất cả các tàu, trạm có thể thu nhận được.
Như vậy trong khoảng thời gian rất ngắn, không chậm trễ, một hệ thống liên lạc toàn cấu, hoặc ít nhất là trong một khu vực nhất định đã được lưu thông (kết nối thông tin), các trung tâm tìm kiếm cứu nạn (3) bắt đầu khởi động và triển khai ngay công việc tìm kiếm và cứu nạn bằng cách gửi đi lập tức các tàu dịch vụ SAR (7) ra hiện trường tai nạn. Trong các tín hiệu câp cứu từ tàu hoặc EPIRB đều có thông báo vị trí tàu bị nạn, còn các thiết bị SART phát các tín hiệu nhận dạng giúp tàu dịch vụ SAR, các tàu lân cận tiếp cận nhanh chóng tàu bị nạn và thực hành cấp cứu.
6. Phân vùng biển:
GMDSS quy định các trang thiết bị vô tuyến điện trên tàu, bộ đàm GMDSS, đảm bảo thông tin hàng hải trên toàn cầu với sự phân chia thành bốn vùng hoạt động của tàu biển:
7. Mã nhận dạng hàng hải MMSI:
8. Yêu cầu trang thiết bị thông tin vô tuyến điện trên tàu theo GMDSS:
9. GMDSS đối với Việt Nam:
9.1. Dịch vụ thông tin cấp cứu, cứu nạn hàng hải:
9.2. Dịch vụ thông tin an toàn hàng hải (MSI):
Máy bộ đàm GMDSS tiêu biểu là: IC-GM1600E